Hãy xem những bộ trưởng nói gì về dự án đường sắt cao tốc- dự án "dành cho thế hệ tương lai"
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Võ Hồng Phúc thì vẫn lạc quan: "Dự án chiếm đất nhiều chính là quy hoạch Hà Nội chứ đường sắt chỉ đi qua các vùng đồi núi. Còn nói bão lụt thiên tai có ảnh hưởng không ư? Thì ta làm cầu cạn. Địa hình Nhật Bản giống với chúng ta, mưa lụt, địa hình kéo dài mà họ vẫn làm".
Tỏ ra lạc quan, Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc thuyết phục: "Bài toán kinh tế, môi trường, công nghệ... chúng tôi đã tính hết. QH cứ quyết chủ trương đi".
["Dự án này cũng làm tác động đến dòng chảy tự nhiên, nhất là đoạn chạy qua miền Trung với nhiều đồi núi dốc, từ đó làm thay đổi môi trường sinh thái", nữ đại biểu Vũ Thị Phương Anh nêu vấn đề]
[ĐB Đinh Mươk (Quảng Nam) trăn trở, dân đến nơi tái định cư nhưng không được bố trí đất sản xuất, lại kéo lên rừng phá rừng già, rừng nguyên sinh.
"Làm đường sắt cao tốc khiến 16.529 hộ gia đình mất đất, chuyện gì sẽ xảy ra với rừng?", ông Đinh Mươk nêu vấn đề.]
{Không hiểu ý bộ trưởng là đã tính hết nghĩa là đã tính hết đến đâu?!}
Thừa nhận đường sắt cao tốc Bắc - Nam là dự án cực kỳ lớn, chiếm tới một nửa GDP, nhưng cả Bộ trưởng Giao thông - Vận tải lẫn Bộ trưởng Tài chính đều khẳng định có thể hiệu quả kinh tế đơn thuần không cao "nhưng hiệu quả xã hội tốt".
Bên lề hội trường chiều nay (20/5), Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã trả lời báo chí về dự án đường sắt cao tốc và chuyện vay nợ cho các "siêu dự án".
Việt Nam đã hội đủ điều kiện để xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam thời điểm này chưa, thưa ông?
- Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Hệ thống đường sắt hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu, làm mất cân đối nghiêm trọng, tăng áp lực lên hệ thống đường bộ, tạo điều kiện phát triển giao thông cá nhân, gây tác hại nghiêm trọng, ùn tắc và tai nạn giao thông.
{Một điều tôi băn khoăn là dự án tàu cao tốc có thể giải quyết một phần vấn đề giao thông giữa các vùng trong cả nước, còn vấn đề giao thông trong một vùng, như tắc ddwwongf tại các đô thị lớn chẳng hạn thì đâu có thể giải quyết bằng dự án này?! Phải chăng để tăng tính thuyết phục của dự án nên hiệu quả của nó cứ được nói quá lên thế?}
Nhiệm vụ đặt ra là đầu tư hệ thống đường sắt để vận chuyển được khối lượng lớn, vận tải đường dài, đảm bảo chia bớt áp lực lên các phương thức khác.
Chính phủ đề xuất phương án nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để đảm bảo tốc độ chạy tàu là 80km/h vận tải hàng hóa và 120km/h vận tải hành khách, đồng thời xây mới tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ 350km/h.
Ta sẽ dùng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất thế giới hiện nay, áp dụng thành công ở nhiều nước.
Đây là dịp phân bố lại cơ cấu vận tải trên cả nước, đồng thời kết nối nhanh nhất hai trung tâm kinh tế lớn, qua đó sẽ góp phần hình thành trục đô thị dọc tuyến Bắc - Nam.
[Nhắc lại bài học xây đường Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nói, khi trình dự án, Chính phủ cũng lạc quan về khả năng sẽ hình thành chuỗi đô thị chạy dọc tuyến đường, nhưng thực tế chẳng mấy ai qua lại.]
Với công nghệ hiện đại này, dân tiết kiệm được thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí, giảm áp lực vận tải cá nhân trên đường bộ, giải quyết ùn tắc giao thông, kết nối với giao thông đường bộ, hàng không, đường thủy.
Chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ tai nạn chết người, góp phần phát triển giao lưu kinh tế các vùng miền cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng.
[Chung nỗi lo về an toàn toàn chạy tàu, đại biểu Nguyễn Tấn Trịnh nói: "Đường sắt hiện nay vẫn chưa giải quyết được bài toán ném đá lên tàu, vậy đường sắt cao tốc thì sao? Trong tờ trình của Chính phủ và cả báo cáo thẩm tra đều chưa đề cập đến phương án bảo vệ đường sắt cao tốc". Đại biểu Phương Hữu Việt cũng lo vấn đề an toàn giao thông khi chạy tàu với tốc độ 300 km/h, trong khi ý thức người dân còn thấp.]
-Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Đây là dự án đón đầu, có tầm nhìn xa. Năm 2030, khi dự án đi vào hoạt động, thu nhập người dân sẽ khác, có thể là 3.000 USD/người chứ không phải 1.000 USD như bây giờ. Vì thế, nếu tính giá vé đường sắt cao tốc, phải tính bằng thu nhập lúc đó. Tính thế nào cũng vẫn rẻ hơn vé máy bay.
[Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Nguyễn Văn Thuận phân tích, GDP năm 2009 mới đạt 90 tỷ USD, trong khi đó nguồn vốn dự án này chiếm tới 2/3 GDP. Với trượt giá, 30 năm nữa con số đầu tư sẽ không dừng lại ở 56 tỷ USD.]
Nhưng một số nước mở rộng khổ đường để tăng lượng vận tải. Tại sao không chọn phương án này?
- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Trong 4 phương án đưa ra, có phương án mở rộng đường.
Nhưng hãy hình dung với khổ đường sắt 1m hiện nay, nếu mở ra 1m435 nghĩa là phải dừng hết hoạt động tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại. Việc giải phóng mặt bằng cũng rất tốn kém.
Chủ đầu tư mới tính toán ở dạng báo cáo đầu tư, nhưng theo ông tính khả thi của dự án này đến đâu?
- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Báo cáo đã phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và kinh tế tài chính. Có thể nói, hiệu quả kinh tế đơn thuần không cao, nhưng xét hiệu quả kinh tế xã hội và kinh tế tài chính thì có thể lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn. Yếu tố hiệu quả được xét trên tổng thể xã hội
Trong bối cảnh nợ Chính phủ đang tăng nhanh, chúng ta có nên tiếp tục vay để làm dự án này ngay năm 2012?
- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Đây mới là báo cáo đầu tư, nên mới đạt được yêu cầu là đưa ra QH để QH quyết định xem có được làm hay không.
Nếu QH quyết định chủ trương đầu tư thì sắp tới phải bàn cụ thể với đối tác, khả năng vay vốn, thời gian vay, điều kiện vay.
Đối tác cũng đang chờ xem QH có thông qua không và hiệu quả sơ bộ của báo cáo đầu tư thế nào, khi đó họ mới bàn cụ thể phương án hợp tác.
Tất nhiên đây là một dự án cực kỳ lớn, chiếm tới 50% GDP của đất nước, trải dài cho đến năm 2025, mỗi năm huy động hơn 4 tỷ USD. 10 năm đầu khoảng hơn 2 tỷ USD/năm.
Nhưng đầu tư cho GTVT hiện mới chiếm 7% tổng đầu tư của toàn xã hội. Theo kinh nghiệm quốc tế, con số này phải là 15%.
Nếu đưa dự án này vào, thì tổng đầu tư cho ngành giao thông mới lên tới 15% và như vậy vẫn nằm trong giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến nền kinh tế.
[Năm vừa rồi GDP có 90 tỷ USD. Dự án ngốn hết 2/3 GDP. Mỗi năm gắng lắm mới duyệt 5.000 tỷ đồng cho toàn ngành giao thông, quá nửa đi vay nước ngoài. Vậy trách nhiệm của QH thế nào? Chúng ta đã ai tính đến bài học nợ của Hi Lạp chưa? Chấp hành ý kiến cấp trên nhưng phải căn cứ thực lực. Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Không cha mẹ nào lại ăn vào phần con cháu. Không thể quyết một dự án lớn mà không biết bao giờ mới trả nợ được", ông Thuận nói.]
Đây là dự án rất lớn, phải tính hết yếu tố rủi ro. Nếu như nó đạt yêu cầu và chúng ta có thể làm được thì phải làm.
- Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Vay nợ là cần thiết bởi hạ tầng của chúng ta hiện rất bất cập, làm cản trở sự phát triển.
Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ mà chúng ta phải đồng thời giải quyết hai nhiệm vụ là đầu tư phát triển và lo an sinh xã hội. Nguồn vốn cho đầu tư không được nhiều nên phải vay thêm.
Đặt lên bàn tính toán thì hiệu quả kinh tế của dự án này không phải là rất cao, nhưng về lâu dài và tính cả hiệu quả xã hội là tốt.
[Ông Thuận cũng nêu thực tế các dự án nghe báo cáo thì rất hay, ví dụ đường Hồ Chí Minh, song khi hoàn thành thì công suất sử dụng chỉ 1/4-1/3 so với thiết kế. Hay như việc triển khai các dự án thủy điện, lúc báo cáo dự án, chủ đầu tư khẳng định sẽ đảm bảo cấp điện, chống úng trong mùa mưa, cấp nước trong mùa hạn, nhưng vừa qua trời ít mưa thì lại đặt vấn đề, một chấp nhận thiếu điện, hai là mất mùa.]
[Để thuyết phục Chính phủ về sự cần thiết của đường sắt cao tốc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nêu: Theo tính toán dựa trên dự báo của dự án Nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông vận tải VN (VITRANSS 2), đến năm 2030, nhu cầu trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ là 534.000 hành khách/ngày, tương đương 195 triệu hành khách/năm (chỉ tính những chuyến đi liên tỉnh), tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 6,59%.
Sai số là quá lớn", ông Hà nhấn mạnh trong báo cáo góp ý dự án này theo đề nghị của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội.
Ông Hà chỉ ra rằng tỉ lệ tăng trưởng hành khách bình quân hàng năm được báo cáo này dùng để tính phải là 10%/năm giai đoạn 2010 - 2020) và 14% giai đoạn 2020 - 2030 chứ không phải là 6,59%.
Theo thống kê của chính Tổng Công ty Đường sắt VN mà ông Hà viện dẫn, 4 năm gần đây, số lượt hành khách hầu như không tăng, thậm chí có năm bị âm. Cụ thể, 2006 là 6,083 triệu lượt người, 2007: 6,289 triệu, 2008 giảm còn 6,167 triệu, năm 2009 tiếp tục giảm còn 6,088 triệu.
Ngay cả khi chấp nhận giả định tốc độ tăng trưởng 6,59%/năm, theo ông Hà, cũng chưa cần đến đường sắt cao tốc bởi ngay đường sắt thông thường cũng đáp ứng được.]
- Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Vay nợ thì phải trả. Không chỉ dự án này mà nhiều tuyến đường chúng ta đã đầu tư, không phải lúc nào cũng thu hồi được vốn ngay.
Ban đầu chúng ta phải chấp nhận dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư nhằm tạo hạ tầng. Dĩ nhiên, phải luôn đặt an toàn tài chính quốc gia lên hàng đầu.
Đây là dự án dài hạn. Trong báo cáo của Chính phủ đã nói rõ sẽ huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn đầu, vốn Nhà nước sẽ được dành ở mức hợp lý để "kích cầu" cho dự án.
Dự án kéo dài 25 năm, xây rất nhiều hầm, cầu cạn, cầu qua sông và qua đường bộ, sẽ phát sinh biến động về tỷ giá, khả năng thu xếp vốn. Cùng với đó là các chi phí về di dân tái định cư, môi trường, có chuyên gia đã tính toán vốn có thể lên tới 100 tỷ USD. Dự án có lường đến tình huống này?
- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Các tính toán đưa ra như bây giờ tương đối chính xác vì đã dựa vào các thông số kỹ thuật rất cao. Dự phòng có thể đội vốn lên tới khoảng 13% là cao. Còn so với các dự án đầu tư trên thế giới thì dự án này đang ở mức trung bình
Khả năng phát sinh rủi ro không lớn, mà có thể chỉ tăng ở tiền cho di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng.
{So với các dự án đầu tư trên thế giới dự án này ở mức trung bình, nhưng phải xem xét dự án trên tầm quốc gia. Đồng tiền các nước mạnh hơn đồng tiền của chúng ta, với họ chi phí cho dự án này chỉ ở mức trung bình, nhưng khi quy đổi ra đồng tiền của chúng ta và trong bối cảnh trình độ phát triển của đất nước thì đây là một con số khổng lồ.}
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách QH, ta làm hạ tầng toàn phải đi vay. Dư nợ Chính phủ vì vay cho các dự án lớn đã đến mức đáng lo ngại chưa, khi nào sẽ chạm mức an toàn?
- Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Việt Nam không có khoản nợ nào quá hạn cả, đây là sự lành mạnh của nền tài chính.
[Trăn trở với câu hỏi tiền đâu để đầu tư dự án khổng lồ này, Chủ nhiệm Thuận lập luận: "Nợ Chính phủ đã lên đến 42% rồi, giờ gánh thêm dự án đường sắt cao tốc nữa thì tiền đâu? Chúng ta đã tính đến bài học của Hy Lạp đang khủng hoảng vì nợ công, cả châu Âu phải cứu giúp chưa? Chúng ta không thể quyết dự án này được để rồi con cháu nai lưng ra trả nợ"]
{Không có khoản nợ nào quá hạn không nói lên rằng nền tài chính đó là lành mạnh. Muốn đánh giá điều này còn phải căn cứ trên khả năng trả nợ trong tương lai và tỉ lệ nợ trên GDP, và mức nợ đã lên đến 42% thì tuy chưa vượt quá ngưỡng cho phép những cũng ở mức xấp xỉ, và không thể nói vì chưa vượt quá mà có thể tiếp tục đi vay tràn lan}
Cũng như một gia đình xây nhà, nếu không đủ thì phải đi vay, sau đó làm ăn, tiết kiệm trả nợ thì cũng rất bình thường.
[Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Nguyễn Văn Thuận phân tích, GDP năm 2009 mới đạt 90 tỷ USD, trong khi đó nguồn vốn dự án này chiếm tới 2/3 GDP. Với trượt giá, 30 năm nữa con số đầu tư sẽ không dừng lại ở 56 tỷ USD.]
Khi nào chạm mức an toàn là do mình lựa chọn thôi. Chính phủ đã lựa chọn giới hạn là 50% GDP, cũng tùy tiềm năng kinh tế mà có nước chọn mức cao hơn. Vấn đề là phải trả được nợ. Vay ít mà không trả được thì vẫn vỡ nợ như thường.
Tự hỏi, nếu dự án này được Quốc hội thông qua và duyệt chi thì đến năm 2035 khi dự án hoàn thành (hi vọng là thế), tức là 25 năm sau, các vị bộ trưởng và lãnh đạo này khi đó đang ở đâu? họ có phải chịu trách nhiệm gì không trước đất nước, trước toàn bộ người dân bởi những quyết định ngày hôm nay của họ, nếu những "có thể", "có lẽ", "nên", "sẽ" của họ không được như dự tính. Họ hay chính thế hệ sau sẽ phải trả giá cho gánh nặng nợ nần vì những khoản đầu tư khổng lồ nhưng đem lại hiệu quả "kinh tế xã hội" chưa cao vì chưa hợp lí.